Thursday, September 29, 2011

Họa Sĩ Tôn Thất Bằng

Quan hệ giữa người nọ và người kia, thường khi là do môi trường hay sinh hoạt xã hội, khởi đầu từ một địa phương. Nhưng cũng có khi do cơ duyên, như tình bạn giữa họa sĩ Tôn Thất Bằng và tôi, hai người xa lạ, gặp nhau tình cờ trong một dạ hội từ thiện, vào một ngày đầu xuân Đinh Sửu, 2009, tại Đà Nẵng.
Thời điểm này anh cao hứng, sung mãn, sáng tác nhiều tranh lớn, theo phong cách riêng. Từ xuân ấy đến xuân này, ròng rã hai năm, anh miệt mài làm việc cho cuộc triển lãm mùa xuân 2011 , dưới đề tài : Ký ức, Lá và Hoa.

Tranh của họa sĩ Ton That Bang

Ký ức đây là hoài niềm tuổi thơ. Tuổi thơ cụ thể là những mươi năm đầu tiên trong đời ; trong thực tế, nó kéo dài suốt đời người, trong kỷ niệm, tiềm thức, hay mộng tưởng. Ấu thơ là giấc mộng dài. Vẽ lại miền thơ ấu, là kể lại giấc mơ trong một giấc mơ. Bao nhiêu nẻo đường của hội họa đã men theo triền thơ ấu.
Chagall bậc thầy của nghệ thuật tạo hình hiện đại, suốt cuộc đời dài non thế kỷ, mãi đến tuổi xế chiều vẫn còn vẽ lại những cảnh, vật ấu thời, bằng đường nét, sắc màu hoang dã. Gần chúng ta hơn, Nguyễn Tư Nghiêm, bậc thầy của hội họa Việt Nam hiện đại , trong ý thức sâu xa, cũng rung cảm bằng ký ức, quá khứ chung của dân tộc, qua những hoa văn, màu sắc, họa tiết cổ sơ.
Gần hơn nữa, họa sĩ Thành Chương bằng sơn mài, thường xuyên tái hiện kỷ niệm ấu thời trong cảnh nông thôn hiện tại.
Nhưng họ đều khác nhau trong phong cách. Ví dụ ở Thành Chương, qua hình thể hoàn toàn cách điệu, hội họa vẫn còn gợi tả đời sống thôn xóm ngày nay. Tôn Thất Bằng thì khác, dường như hoàn toàn không còn có phản ánh xã hội. Ấu thời xoay quanh con ngựa gỗ, với vài ba cô bé hoàn toàn cách điệu, áo dệt bằng lá cây, váy kết bằng cọng cỏ, khi đứng vững hai chân, khi nghiêng ngả, mất thăng bằng, như múa may, bay bổng, sống ngoài trọng lực. Bên cạnh là những họa tiết trở đi trở lại thường xuyên : đồng xu gieo quẻ, ghi hình con súc sẻ nhất lục, ý nói hai mặt sấp ngửa, rủi may, chẵn lẻ, những chọn lựa, hay đưa đẩy tình cờ trong kiếp phù sinh. Những đồng xu cùng với chiếc lá treo trên ngọn chỉ mành căng thẳng, phải chăng là định mệnh con người, mong manh ngàn cân treo sợi tóc ?
Và con ngựa gỗ chiếm địa vị lớn. Trò chơi trẻ con, không nằm trong truyền thống Việt Nam, nhưng phổ biến khắp thế giới, thậm chí có một phong trào văn học nghệ thuật lớn ở phương Tây lấy tên Dada, nghĩa là ngựa gỗ. Nhà thơ Lê Đạt, đã có bài thơ ngựa gỗ độc đáo, tình cờ thôi mà như ứng vào tranh Tôn Thất Bằng :
Ngựa lên mấy
Mà nghìn tuổi cây
Và một tiểu sử người ( Bóng Chữ, 1994, tr 55)
Ngựa gỗ trò chơi con trẻ, là một phương tiện phiêu lưu, hiệu lực hơn ngựa thật. Ngựa Ô Truy, Xích Thố của người xưa,chỉ ruổi chạy đường trường đo bằng ki-lô-mét ; ngựa gỗ của Bằng rong chơi vạn lý kí- lô- mơ – chữ và hình ảnh của Lê Đạt. Ngựa gỗ có khi hiện thực, chân gỗ thật, để đong đưa tại chỗ, nhưng lại mang tấm « thảm bay » trong huyền thoại, nghĩa là vẫn có phép đằng vân và nhiều phép thần thông biến hóa khác.
Miền thơ ấu của Tôn Thất Bằng là một vương quốc có biên giới, phong tục và luật pháp riêng.
Thậm chí còn là một vũ trụ có nguyên lý, tinh hệ riêng.


Tranh của họa sĩ Tôn Thất Bằng
 Tôn Thất Bằng tự học vẽ, nên không lệ thuộc vào một trường quy, trường phái nào. Anh có kiến thức, kinh nghiệm cá nhân về nghệ thuật tạo hình, và vận dụng kỹ thuật riêng để vẽ lên những giấc mơ riêng : nói vậy là nói lắp cho rõ ý, chứ giấc mơ chân thực bao giờ cũng riêng tây – dù rằng bên cạnh vẫn có những cơn mơ chung, trong ý thức tập thể.
Bằng là thành phần cộng đồng dân tộc, thì dĩ nhiên phải chia sẻ ý thức tập thể đó. Tranh anh mang phong thái vui tươi, hồn nhiên, lạc quan của tranh dân gian, với những màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp, mà anh đã hiện đại hóa. Ví dụ màu vàng ít thấy trong hội họa phương Tây, anh ưa dùng dát lên nền tranh, ở những sắc độ khác nhau, như màu lá uyển sắc với mùa thu, mà Nguyễn Du gọi là màu quan san, khi vàng thắm, vàng tơ ngả sang màu lụa, khi vàng úa, ngả sang màu đỏ của lá phong, màu nâu của đất,, nhưng nói chung, là tạo nên sức sáng và hơi ấm cho bức ranh. Trên nền ấm áp, sang trọng, có lúc lộng lẫy, anh ghé vào màu xanh lam và xanh lục thơ ngây, tạo cảm giác hồn nhiên của tuổi thơ, trong khí hậu truyền thống.
Tranh Tôn Thất Bằng không theo quy luật thường thấy : như luật viễn cận, cách pha sắc độ màu sơn, tạo ra nét đậm nhạt, « trị sắc » (valeurs) theo quan niệm phương Tây trong sơn dầu. Thay vào đó, họa sĩ cấu trúc tranh bằng những nét vẽ khu biệt những mảng màu lớn, theo lối vẽ dân gian như Ai Cập ngày xưa, hay tranh Đông Hồ gần đây, nhưng màu sắc, họa đồ đa dạng, linh hoạt và phong phú, hiện đại, mang dấu ấn riêng, vui tươi, nên giàu chất trang trí.
Hai chữ « trang trí » trong một quá khứ chưa xa, còn bị rẻ rúng, ngày nay đã được khôi phục lại giá trị. Đối tượng của hội họa là tạo dựng nên vẻ đẹp của cuộc sống, cho cuộc sống, do đó, nó có chức năng trang trí. Người họa sĩ chân chính, khi sáng tác, đặt tất cả tâm hồn mình vào tác phẩm, với mục đích duy nhất là tạo dựng cái đẹp. Sau đó, bức tranh có tác dụng trang trí hay không là chuyện của người khác.
Chagall đã từng vẽ trang trí cho trần nhà Kịch hát Paris, nhưng khi vẽ, dụng công của ông là sáng tạo cái đẹp, dù rằng ông vẫn làm việc trang trí. Cơ bản là khi sáng tác, anh có tự do hay không, tự do trong cảm hứng và trong tạo tác, không lệ thuộc vào ngoại nhân, ngoại lực nào. Ngoài ra, họa sư Nguyễn gia Trí cũng đã từng vẽ trang trí, ai dám chê ?
Nói vậy vì vấn đề sẽ có người đặt ra với tác phẩm Tôn Thất Bằng, thắm tươi, nhẹ nhàng, không nặng chất u uất của thời đại như một số tranh hiện nay. Anh có phong cách riêng, chỗ đứng riêng, tạo sinh khí mới, niềm vui cho nên hội họa Việt nam mà người xem phải đánh giá công bình, bên ngoài thói quen và tư trào, thành kiến chuyên nghiệp.
Ký ức, Lá và Hoa là ký họa những giấc mộng con của tuổi thơ. Trong mỗi giấc mơ có bao nhiêu phần sự thực ? Dĩ nhiên là sự thực của tiềm thức sâu xa, thể hiện qua mãnh lực sáng tạo.
Khó có ai biết được liều lượng này, kể cả họa sĩ.
Cái cụ thể, trước mắt là những bức tranh đẹp, đẹp như mơ. Những giấc mơ trong sáng, thơ ngây, thanh bình, hạnh phúc.
Tuổi thơ là một thiên đường lỡ.
Hội họa, trăm đứt ngàn nối, là hạnh phúc tìm lại.

Relations between person to person, as is often due to environmental or social activities, started from a local. But sometimes by the fate, such as the friendship between me and Ton That Bang, two strangers met in a charity gala evening, on the first spring day Dinh Suu, 2009, in Da Nang.

This time he highly inspired, prolific, create many large paintings, with personal style. He devoted himself to work for The Spring Exhibition 2011with the theme “ Memories, leaves and flowers” during two hard-working years. The “Memories” are by-gone days of the childhood. Childhood precisely is initial years of our lives. In fact, it is ever lasting in memory, subconscience or fantastic dreams. The early year is a long dream and drawing the childhood is to tell a dream in a dream. It has a large range of artwork related with the childhood.
Chagall- Master of the modern symbolism, despite the ages keeps on drawing sceneries of the childhood with wild lines and colors. And in deep conciousness, Master of the Vietnam modern art- Nguyen Tu Nghiem, also throbs with emotion covering memories, the past of our country with antique colors and patterns.
Thanh Chuong artist- the person closer to us, usually illustrates childhood memories in modern countryside scenes by lacquer paitings.
On the other hand, they all are different in styles. For instance, according to Thanh Chuong’s paintings, through the objects completely modernized, Art still depicts the countryside in presence. With Ton That Bang’s, on the contrary, there are almost no more reflections of society. The early days are focused on the wooden horses, a few little girls specialized whose dresses are sewn of leaves and skirts weaved of reeds. The girls are seen in many postures: some stand on two sturdy feet, some are to oscillate unbalancedly, likely to dance and fly without gravity. Besides, many objects are made to repeat, like the coins and the dices, as a symbol of a toss, including fates, lucks, choices and the random meets thothrough the worldly life. Is that the coins, together with the leaves hung on the tiny straight threads that imply the destiny which is like “………” ?
And wooden horses- a children game, play an important role. Although it does not belong to Vietnamese tradition, it is popular all over the world. Even there was a great artistic and literary event in Western, called “ Dada”, namely “ Wooden horses”. Le Dat poet composed individually a unique poem about wooden horse, which is, however, connected with Ton That Bang’s:
“Ngựa lên mấy
Mà nghìn tuổi cây
Và một tiểu sử người”
( Bóng Chữ, 1994, tr 55)
( How old the horse is
But here is a thousand year-old tree
And a biography ) . Shade of words, 1994, pg.55.
Wooden horse, children ‘s toy is a mean of adventure that more effective than horse. O Truy horse, Xich Tho of ancient just ridden the highway measured in kilo-meter; wooden horses of Bang’s arts wander in kilo- text and photos of Le Dat. Wooden horse sometimes is real, its legs is real, swinging to a spot but with the “flying carpet” in the legend, that means it also has magic and other thaumaturgys. His childhood is a kingdom with borders, its own customs and laws. Even as a cosmic principle, its own planet system.
Ton That Bang studied drawing skill by himself so that he doesn’t depend on any rules or style.He has the knowledge, personal experiences of visual arts, and apply his own techniques for drawing up his own dreams: to say that stuttering is clear that, rather than real dream is always its own western - despite besides that there is still a common dream, in the collective consciousness.
Bang is a part of the ethnic nation, would certainly have to share the collective consciousness. His paintings brings playful, innocent, optimistic folk, people with bright colors on paper messages, which he has modernized.
For example, yellow rarely seen in Western painting, his preferred place on the painting’s background, in different ways, the color of autumn leaves with autumn color, which Nguyen Du known as the quan san color, when rich yellow, light yellow turn into silk yellow, when gold yellow becomes a blaze of red maple leaves, brown earth, but in general, is very light and create warmth to the picture. On the warm, elegant background sometimes spendid, he had on a blue and green innocence, a sense of childhood innocence, in the traditional climate.
Ton That Bang's paintings don’t under common law: as telecommunications access law, how to mix paint colors, bold strokes to create, 'best value' (valeurs) according to Western concepts of oil painting. Instead, the large distinctive marking structures of paintings by artist painting, such as folk painting style ancient Egypt, or Dong Ho recently, but the color and rich, modern, watermarking, joyful, so rich in decoration.
Two words "decorative"in a not distant past, while being cheap, has now been restored value. Object of art is created, the beauty of life, for life, so it has the function of decoration. True artist, when composed, put all his soul into the work, with the sole purpose is to create beauty. Then, the painting decorative effect or not is another person's story.
Chagall has painted ceiling decorations for the Paris opera, but when painting, his use of creative beauty, though he still works for decoration. Basically when composing, he is free or not, freedom and inspiration in creating the work, not relying on foreign workers, any external force. Besides, Nguyen Gia Tri artist has been painted decorations, who dared to criticism?
Said that because the matter will be set to work Ton That Bang, petal fresh, light, not heavy melancholy nature of time, like some competition now. His style, its own place, create new spirit, the joy of painting in Vietnam so that viewers must evaluate justice, external habit and investment trends, professional bias.
Memories, leaves and flowers is a sketch dreams of childhood. In each dream how much truth? Of course the reality of the deep subconscious, expressed through the power of creativity.
Hardly anyone knows this dose, including artists. The specific, firstly beautiful paintings, beautiful like a dream. The dreams of the bright, innocent, peaceful and happy.
Childhood is a paradise missed.
Painting, off hundds of thousands of connections, is happy to find again.
Dang Tien
Paris, 01-2011

1 comment: